Máy đóng đai thùng và một số lỗi thường gặp

Máy đóng đai thùng  là thiết bị sử dụng dây đai để siết chặt các kiện hàng hoặc pallet hàng hóa cố định để thuận tiện cho việc vận chuyển. Dây đai thường được làm từ nhựa hoặc thép với nhiều kích cỡ khác nhau được quấn xung quanh hộp, gói hàng giúp sản phẩm không bị tách rời trong quá trình di chuyển. Thiết bị chủ yếu sử dụng trong ngành công nghiệp cần đóng gói hàng hóa, xuất nhập khẩu,…

Ứng dụng:

– Ứng dụng của máy siết đai thùng phổ biến hầu hết ở các ngành công nghiệp như: Công nghiệp gỗ, in ấn, chế biến thực phẩm, cơ sở in báo và tạp chí, bưu chính viễn thông hoặc trong đóng gói các thiết bị điện tử, máy móc công nghiệp,…

– Máy đóng dây đai có độ bền cao, dễ sử dụng, đóng gói số lượng lớn giúp quá trình sản xuất được rút ngắn.

Phân loại máy siết đai thùng

  • Máy đóng đai thùng cầm tay: đây là dòng máy dùng pin để vận hành, thích hợp sử dụng trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ cần đóng gói hàng hóa với số lượng ít. Ưu điểm là sử dụng pin nên thuận tiện cho việc mang theo.
MÁY ĐAI THÙNG CẦM TAY DÙNG PIN (TMĐG-G24)
Máy đai thùng bán tự động khí nén A19
  • Máy đóng đai bán tự động: Là loại máy đai thùng dạng bàn cần có sự can thiệp của người vận hành để quấn dây đai xung quanh gói hàng sau đó máy sẽ siết chặt dây đai. Chúng thường có kích thước bằng một chiếc bàn nhỏ. Thiết bị này chủ yếu phù hợp với các kiện hàng nhẹ, không quá cồng kềnh. Nếu bạn có nhu cầu siết dây đai pallet nặng hơn thì có thể tham khảo dòng máy tự động.
MÁY ĐAI THÙNG BÁN TỰ ĐỘNG KZB-1 (TMĐG-G04)

 

MÁY ĐAI THÙNG BÁN TỰ ĐỘNG KZB-1 (TMĐG-G04)
  • Máy đóng đai tự động: Ưu điểm của dòng máy dạng vòm này là không cần người vận hành. Máy siết đai tự động rất dễ sử dụng vì tất cả những gì bạn cần làm là đặt kiện hàng lên bàn đóng đai và nhấn nút điều khiển để máy quấn dây đai. Do đó, thiết bị cực kỳ phù hợp với hàng hóa có khối lượng lớn, chẳng hạn như trong các khu công nghiệp có nhu cầu đóng gói hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày.
MÁY ĐAI THÙNG TỰ ĐỘNG TMĐG-2K1

Lưu ý khi sử dụng máy niềng dây đai 

– Sử dụng dây đai chất liệu PP cao cấp, chất lượng tốt để tránh làm mài mòn các linh kiện của máy trong quá trình máy vận hành

– Đặt thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát ít bụi bẩn, không ẩm ướt

– Sử dụng nguồn điện thích hợp theo quy định của nhà sản xuất. Nguồn điện tốt nhất là 220V/50 -60HZ

– Tuyệt đối, không được bôi dầu mỡ vào bộ phận ma sát của máy niềng thùng

– Khi sử dụng máy bắn dây đai xong cần phải vệ sinh, chùi rửa máy bằng cách xịt khí nén vào thân máy để thổi bụi bẩn

– Phải kiểm tra định kì 6 tháng/lần, bảo dưỡng thường xuyên để gia tăng tuổi thọ cho máy

Một số lỗi thường gặp máy đóng dây đai – cách khắc phục, sửa chữa

a/ Không kết dính được mối hàn của dây

– Đầu tiên, các bạn kiểm tra xem dao nhiệt của máy thít dây đai có đủ độ nóng chưa nếu chưa có thể tăng độ nóng của dao nhờ chiết áp gắn trên thành của hộp điều khiển.

– Phải thường xuyên kiểm tra dao nhiệt nên thay dao nhiệt mới đối với các hiện tượng già dao và các dao nhiệt đã sử dụng lâu

– Kiểm tra xem cần gạt dao nhiệt có bị kẹt hay không, kéo vào sâu được không. Nếu không kéo được phải thay lò xo để có độ căng lớn hơn để bảo đảm dao nhiệt được đưa vào sâu nhất có thể của máy đóng đai thùng carton

– Kiểm kiểm tra dao trượt và bộ dao ép xem có đè khít vào với nhau tại điểm chết trên của dao ép hay không

b/ Máy thít dây đai thùng carton không hoạt động được và bị treo máy

– Kiểm tra xem dòng điện được cung cấp đã đúng chưa. Thường dòng điện cung cấp ổn định nhất 220V/50HZ và cầu chì của máy đóng đai có còn hoạt động được hay không.

– Hãy bấm nút RESET khi máy hoạt động không theo chu trình chuẩn của thiết bị

c/ Không phóng được hay thu dây ngắn lại

– Trên trục máy có rulo hãy kiểm tra xem rulo đã mòn chưa thì tiến hành thay rulo khác để máy quấn đai được hoạt động tốt nhất

– Điều chỉnh nút tăng, giảm chiều dài dây phóng ra ghi trên bảng điều khiển của thiết bị

– Kiểm tra cuộn hút (solenoid) máy đai thùng carton xem có hoạt động hay không hoặc hoạt động có ổn không bằng các nhấn nút FEED trên bảng điều khiển.

d/ Dây đai siết được, cắt được mà không căng chặt được

– Đối với hiện tượng này, các bạn phải tăng độ siết căng dây đai nhờ nút điều chỉnh căng dây bên hông của máy đóng đai bán tự động

– Kiểm tra dao giữ dây xem đè khít lên tấm trượt hoặc có bị kẹt hay không

– Kiểm tra lại tấm trượt trên của dao trượt xem có bị cong vênh hoặc bị mòn quá hay không

– Cuối cùng, các bạn phải thay tấm trượt và dao giữ mới khi cần thiết.

e/ Không cắt được dây, vết cắt dây đai không sắc

– Nhấn nút RESET khởi động lại chế độ mặc định của máy buộc dây đai nhựa thùng carton để kiểm tra vết cắt dây.

– Kiểm tra bộ dao ép và dao cắt xem có bị khít quá hay không, dao ép có bị mòn tại nơi tiếp xúc với dao cắt không. Nếu mòn quá không cắt được thì tiến hành đổi chiều dao ép hoặc thay bộ dao mới.

Nếu bạn đang tìm kiếm một máy đai dây nhựa chính hãng, uy tín thì Cơ Khí Hải Hưng với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các thiết bị máy móc chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại máy đóng đai thùng với nhiều mẫu mã và công suất khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *